Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới nhất là các nước có nền công nghiệp tiên tiến đã hình thành mô hình liên kết để sản xuất khuôn mẫu chất lượng cao phù hợp với từng lĩnh vực công nghệ khác nhau như thiết kế chế tạo: khuôn nhựa, khuôn dập nguội, khuôn dập nóng, khuôn dập tự động, khuôn đúc áp lực, chế tạo khuôn, gia công khuôn mẫu…
Khuôn là một thiết bị làm bằng kim loại dùng để tạo ra các sản phẩm nhanh hơn, chi phí thấp hơn và đồng đều về chất lượng của sản phẩm. Có nhiều loại khuôn khác nhau để tạo ra các sản phẩm khác nhau.
Nếu bạn mới chập chững bước vào học khuôn nhựa thì rất khó khăn bước đầu bạn cần tìm tài liệu đúng chuyên ngành của bạn nhưng hiện nay tài liệu về khuôn nhựa rất khan hiếm nhưng tài liệu tiếng việt thì bạn chỉ thiết kế khuôn theo kinh nghiệm không thể hoàn thiện theo các tiêu chuẩn mới.Bạn cần học các thuật ngữ chuyên ngành để có thể tiếp xúc học hỏi ở các tài liệu tiếng anh điều này giúp bạn có đầy đủ thông tin cũng như chất lượng học tập tạo cho bạn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương theo năng lực.
Đầu tiên ta cần tìm hiểu về cấu tạo và chức năng chính của các thành phần trong khuôn ép nhựa.
Khuôn ép nhựa được chia làm 2 phần chính: phần cố định và phần di động
Phần cố định ( Fixed Side) là phần được kẹp trực tiếp với đầu phun của máy ép. Thành phần chính của fixed side gồm có:
- Tấm kẹp trên ( Top Clamp Plate)
- Tấm cavity ( Cavity Plate)
- Lõi khuôn âm ( Cavity Insert)
- Vòng định vị ( Locating Rings)
- Bạc cuống phung ( Spure)
- Bạc dẫn hướng ( Leader Bushings)
- Tấm kẹp dưới ( Bottom Clamp Plate)
- Tấm core ( Core Plate)
- Lõi khuôn dương ( Core Insert)
- Chốt dẫn hướng ( Leader Pins)
- Tấm đẩy trên ( Upper Ejector Plate)
- Tấm đẩy dưới ( Lower Ejector Plate)
- Khối đỡ ( Spacer Block)
- Tấm đỡ phụ ( Support Plate) tấm này có thế có hoặc không
- Chốt hồi ( Return Pins)
- Lò xo ( Rings)
- Chốt đẩy ( Ejector Pins)
- Trụ chống võng ( Support Pillars)